thô sơ và rất khó lái

Chiếc VS-300 nguyên thủy (trái) và VS-300 hoàn thiện (phải).

VS-300 là tiền thân của chiếc S-47 lớn hơn. Mới đầu S-47 ra đời mà không được tài trợ ngân sách, nhưng đến tháng 1/1941 thì quân đội Mỹ đã trao hợp đồng để Sikorsky tạo một nguyên mẫu mang tên XR-4. Trong chuyến bay thử vào tháng 4/1942, XR-4 đã chứng tỏ khả năng hạ cánh an toàn dù đã tắt động cơ, nên Lục quân Mỹ chấp nhận sử dụng nó.

Có chừng 131 chiếc S-47 đã được chế tạo, trong đó R-4B là phiên bản chính với động cơ Warner R-550-3 đạt công suất 138 kW. Sikorsky đã làm ra 100 chiếc R-4B, bao gồm 19 chiếc của Hải quân, 40 chiếc cho Lục quân Mỹ và 41 chiếc được giao cho Anh.


truc-thang-sikorsky-r4b-cua-usaaf.jpg


S-47 có chiều dài 14,6 mét nếu tính luôn phần giá đỡ cùng cánh quạt đuôi, còn đường kính cánh quạt chính là 12 mét. Trọng lượng trống đạt 912 kg và khi đầy tải nặng 1,15 tấn. Trực thăng có tốc độ tối đa 121 km/giờ và trần bay 2.400 mét. Do chỉ chứa được 113 lít nhiên liệu, S-47 có phạm vi bay 210 km.

Cánh quạt chính và cánh quạt đuôi đều có ba lưỡi, đặc biệt cánh quạt đuôi được nối với thân bằng một khung giàn chứ không phải liền mạch như các trực thăng sau này. Thậm chí cánh quạt còn được làm bằng các thanh gỗ kết hợp với thép và được bọc bằng vải.

Trực thăng có buồng lái hai chỗ ngồi cạnh nhau, với một cần điều khiển độ cao của cánh quạt chính được đặt ở giữa. Buồng lái có rất nhiều khung cửa trên lẫn dưới để có khả năng quan sát tối đa, một đặc điểm thiết yếu của các máy bay cổ điển. Ngay sau 2 ghế ngồi là khoang chứa động cơ và thùng nhiên liệu, có nhiều lỗ thông gió để tản nhiệt.


truc-thang-sikorsky-r4b-tai-bao-tang-quoc-gia-khong-luc-my.jpg





Source link

Từ khoá:

Bài viết liên quan Tin công nghệ