Tàu Curiosity đã thay đổi vĩnh viễn cách đổ bộ xuống Sao Hỏa như thế nào?


can-truc-va-xe-tu-hanh-curiosity.jpg



Cần trục phản lực (trên) và xe tự hành Curiosity (dưới).

Trong hành trình dài 9 tháng đến Sao Hỏa, Curiosity luôn được nhóm 400 nhà khoa học và kỹ sư hướng dẫn và kiểm tra kỹ càng. Nhưng trong suốt quá trình xâm nhập, hạ độ cao và đổ bộ (EDL) kéo dài 7 phút, con tàu trị giá 2,5 tỷ USD này tự lực cánh sinh hoàn toàn. Mệnh lệnh cuối cùng từ Trái đất đã được gửi đi từ 2 tiếng trước đó. Chưa kể do chênh lệch thời gian giữa hai hành tinh, các nhà khoa học không biết liệu Curiosity đã hạ cánh an toàn hay bị rơi cho đến 15 phút sau khi nó đáp xuống.

Sứ mệnh được coi là thành công ngay sau khi xe Curiosity 6 bánh đáp xuống tại miệng hố Gale rộng 154 km và 10 thiết bị khoa học của nó đều hoạt động tốt. Các kỹ sư ở bộ phận điều khiển sứ mệnh tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) đã nhảy lên vui mừng khi biết Curiosity đã hạ cánh an toàn.


qua-trinh-ha-canh-dai-7-phut-cua-curiosity.jpg



Nỗ lực hạ cánh phức tạp của Curiosity được mệnh danh là “7 phút kinh hoàng.”

Khi phương pháp tiến hành EDL bằng cần trục trên không được đề xuất vào đầu thập niên 2000 như cách duy nhất để hạ cánh một xe tự hành hạng nặng trên sao Hỏa, nó táo bạo đến nỗi ít chuyên gia nào ủng hộ ý tưởng này, một phần vì NASA lúc đó đã trải qua một số thất bại nghiêm trọng trên Sao Hỏa.

Ý tưởng cho rằng phải đặt cần trục phản lực phía trên xe tự hành thay vì bên dưới, như cách làm thông thường, đã khiến nhiều người nghi ngại. Rob Manning, thành viên của JPL, nhớ lại: “Mọi người đều mặc định rằng động cơ đẩy phải luôn ở bên dưới, giống như trong phim khoa học viễn tưởng cũ khi tên lửa đáp xuống một hành tinh.


xe-tu-hanh-curiosity.jpg




Source link

Từ khoá:

Bài viết liên quan Clip cho bé