Tương lai chương trình thám hiểm Mặt trăng Artemis sẽ ra sao dưới thời TT Trump?

CEO SpaceX Elon Musk cho rằng cần đi thẳng đến Sao Hỏa chứ không nên loay hoay với Mặt trăng. Musk có lý vì nếu hướng thẳng tới một hành tinh ít khắc nghiệt hơn và có đất đai rộng rãi thì hiệu quả hơn là đi gián tiếp thông qua Mặt trăng. Dù vậy, không dễ thay đổi hướng đi của NASA khi mà Quốc hội Mỹ lại muốn một chương trình đi gián tiếp qua Mặt trăng rồi mới tới Sao Hỏa.

Hệ thống phóng SLS là yếu tố cốt lõi của Artemis. Đây là siêu tên lửa đẩy không thể tái sử dụng và nhìn qua hình dạng cổ điển của nó chúng ta dễ đoán ra được Boeing là nhà thầu chính. SLS khá giống hệ thống phóng tàu con thoi khi mà gắn hai bên hông nó là hai tên lửa đẩy cao 45 mét.

Ở giữa là Tầng lõi cao 64,6 mét, được trang bị 4 động cơ RS-25 sử dụng hydro và oxy lỏng. Gắn phía trên lõi là Tầng đẩy Làm lạnh Trung gian (ICPS, hay Block 1) cao 13,7 mét, nó gồm 2 bồn nhiên liệu và có 1 động cơ RL10. Phía trên tầng này mới là tàu Orion.


cau-tao-cua-sls-block-1.jpg



SLS Block 1.

Từ sứ mệnh 4 trở đi, ICPS được thay bằng Tầng Thăm dò (EUS, hay Block 1B) còn phức tạp hơn nữa. Nó cao 17,3 mét, với 2 bồn nhiên liệu và có 4 động cơ RL10C-3 để tăng thêm lực đẩy. Phía trên tầng này chất các mô-đun của trạm Gateway và tàu Orion, nhưng xen giữa chúng còn có mấy tầng trung gian nữa.

SLS có chi phí lên tới 26,4 tỷ USD, với mỗi lần phóng tốn 2,5 tỷ USD nên khó mà phóng nó thường xuyên được. Nó quá sức phức tạp với nhiều tầng và động cơ, làm tăng nguy cơ hỏng hóc cùng chi phí bảo dưỡng. Động cơ RS-25 của lõi lại dựa trên công nghệ cũ của tàu con thoi. Theo Musk, cấu trúc của SLS rất thiếu hiệu quả vì nó nhằm bày ra nhiều việc làm chứ không hề muốn tối đa hóa kết quả.


cau-tao-cua-sls-block-1b.jpg



SLS Block 1B.



Source link

Từ khoá:

Bài viết liên quan Tin công nghệ