Giới hạn 80 chiếc, kỷ niệm 80 năm ngày quốc khánh Việt Nam

Rõ ràng mặt đồng hồ là điểm nhấn của cỗ máy thời gian được sản xuất với số lượng giới hạn này. Nhưng ở mặt sau, lớp vỏ “nửa kín nửa hở” cũng là thứ cần phải nhắc tới. Như tấm hình mình đăng ở trên, không chỉ dừng lại ở dòng chữ “kỷ niệm 80 năm Quốc khánh Việt Nam”, miếng sapphire nhỏ hình giọt nước được thiết kế để khoe búa lên cót microrotor, với bộ thoát của bộ máy cơ Vaucher 5401, thứ được Speake chọn để trang bị cho chiếc đồng hồ này.

Không thiếu những thương hiệu nổi tiếng, thậm chí ở tầm cao cấp lựa chọn Vaucher 5401. Lấy vài ví dụ, Audemars Piguet, Hermes, Kikuchi Nakagawa, hay cả Richard Mille nữa. Nhưng để công bằng, thì thiết kế máy Vaucher 5401 trong những chiếc đồng hồ xa xỉ thường được các hãng xử lý và chế tác lại để tạo ra những bộ máy cơ lên cót tự động vừa nhỏ gọn vừa sở hữu cá tính riêng của mỗi thương hiệu, rồi thậm chí là khoe khoang sức mạnh chế tác mà đôi bàn tay của những nghệ nhân các hãng có thể làm được.

Nhìn vào búa lên cót nung xanh với logo tối giản của PS Horology, có vẻ Vaucher 5401 bên trong PS Horology Tsuba Đông Sơn cũng không phải ngoại lệ:


Tinhte-PS-5.jpg


Bộ máy cơ này có kích thước đường kính chỉ 30mm, dày 2.6mm, hiển thị được giờ, phút, giây, lên cót tự động với khả năng trữ cót 48 giờ đồng hồ liên tục.

Nhưng nói gì thì nói, một thực tế không thể phủ nhận, là mặt số đồng hồ vàng 18K là lý do đầu tiên và lớn nhất khiến mọi người để ý tới cỗ máy thời gian mới nhất của Peter Speake. Mỗi chi tiết trên PS Horology Tsuba Đông Sơn, từ vỏ thép đến mặt đồng hồ vàng 18K, đều được thực hiện thủ công với độ chính xác cao, đảm bảo sự hoàn hảo cả về kỹ thuật và thẩm mỹ. Mặt đồng hồ làm từ vàng 18K, với 71 họa tiết nhỏ chỉ từ 1,54mm đến 2,76mm, được chế tác tỉ mỉ.


Tinhte-PS-3.jpg


Không thiếu những lần mình được trên tay một chiếc đồng hồ mà phải nhìn bằng mắt thường, dưới ánh nắng mặt trời, khi ánh sáng mạnh tác động lên từng chi tiết của mặt số nói riêng và cả chiếc đồng hồ nói chung, mới nhận ra được thành phẩm sau khi các nghệ nhân bỏ hàng trăm, hàng nghìn giờ đồng hồ tạo ra từng chi tiết trên mặt số đẹp tới mức nào. PS Horology Tsuba Đông Sơn cũng là một ví dụ. Ngồi trong showroom, đặt chiếc đồng hồ này trên khay, ánh sáng đèn ấm áp đánh xuống quả thật cũng đủ để nhìn ra từng chi tiết chim lạc rồi ngôi sao được chải xước ấn tượng đến mức nào:


Tinhte-PS-23.jpg


Nhưng chỉ tới khi ra ngoài nắng, chiều sâu và độ tương phản giữa phần nền xám và những hình tượng lấy cảm hứng từ chiếc trống đồng Đông Sơn mới được thể hiện một cách hoàn hảo nhất, đặc biệt là cách ánh sáng mặt trời tương tác với từng góc cạnh, từng kẽ hở và từng đường chải xước trên mặt số bằng vàng.

Rồi tới giữa năm nay, có thể sẽ có thêm 10 chiếc PS Horology Tsuba Đông Sơn phiên bản vỏ vàng hồng thay vì thép 316L được bán tại Việt Nam. Chất liệu này có lẽ sẽ hợp hơn với mặt số Slate, tông vàng và nền xám.


Tinhte-PS-15.jpg


Nhưng, ở một khía cạnh nào đó, mình nghĩ rằng thiết kế này, dù vô cùng ấn tượng về mặt kỹ nghệ và kinh nghiệm chế tác, lại là một lựa chọn có phần an toàn để phần nào bớt đi những tranh luận về tính thẩm mỹ, khiến chiếc đồng hồ hợp mắt của nhiều người hơn. Sở dĩ nói vậy là vì, thiết kế đối xứng, từ mặt số họa tiết tròn cho tới kim rốn góc 6h đủ khiến nó không quá va chạm về mặt hình họa với mức độ phức tạp của lớp vỏ thép bao bọc bên ngoài.

Còn với cá nhân mình, thực sự vẫn ấn tượng với Dong Son The Sun của Speake-Marin, ra mắt hồi năm 2018, tâm của những họa tiết, và cũng chính là nơi kim giây thiết kế ngôi sao nằm ở góc 2h, và từ vị trí đó mọi họa tiết chim lạc, chim hồng được triển khai một cách táo bạo.


Tinhte-PS-17.jpg


Dù vậy, đương nhiên, PS Horology Tsuba Đông Sơn vẫn là một cỗ máy thời gian đẹp mắt, lạ, và được ra mắt đúng vào thời điểm được coi là cột mốc của Việt Nam trong năm 2025 này.

Thêm một số hình ảnh của PS Horology Tsuba Đông Sơn



Source link

Từ khoá:

Bài viết liên quan Clip cho bé