Chuyển sang dùng Xiaohongshu vài ngày, người Mỹ được nếm ngay “đặc sản” kiểm duyệt của Trung Quốc

TikTok: Thứ hiếm hoi thoát ra được khỏi tình trạng hiện tại của ngành công nghệ TQ

Như bài viết của tác giả Li Yuan đăng tải trên The New York Times mà mình gửi tới anh em hôm trước, xét trên tình hình hiện tại, cách duy nhất để các tập đoàn công nghệ Trung Quốc tiếp tục phát triển là phải đem sản phẩm ra kinh doanh trên toàn thế giới.


0115-cmoplus-coeheadlines.webp


Tuần trước, đội ngũ quản trị của công ty đã nhìn vào vấn đề người dùng mới, rồi dựa trên những bài học đã rút ra được với ByteDance, với giải pháp là tạo ra một ứng dụng riêng cho phần còn lại của thế giới là TikTok, rồi lưu trữ dữ liệu tại từng quốc gia. Chiến lược mở rộng này chắc chắn giải quyết được những lo ngại của các nhà quản lý thị trường số nhiều quốc gia, nhưng cũng chắc chắn sẽ rất tốn kém.

Như đã nói ở trên, người Trung Quốc và người Mỹ so sánh điều kiện sống và mức sống của họ, và đương nhiên trong đó là những than thở về điều kiện của từng người. Chẳng hạn nếu như người Mỹ phàn nàn về những cái hóa đơn y tế với những con số khổng lồ của họ, thì các bác sỹ và y tá ở Trung Quốc phàn nàn về lịch làm việc và lương của họ. Đương nhiên cái giá để mua insulin cho những người bị tiểu đường và chi phí sinh đẻ tại Mỹ khiến không ít người Trung Quốc hoảng loạn.

Tương tự như vậy, là lúc người dùng Trung Quốc biết về lương thực tế và thu nhập khả dụng của một người Mỹ, rồi mức thuế mà họ phải đóng, chi phí thuê nhà, trả góp xe cộ cùng nhiều chi phí khác…

Còn ở thái cực ngược lại, người dùng Mỹ ấn tượng bởi những chiếc xe thương hiệu Trung Quốc, cùng hệ thống đường sắt cao tốc, cả hai thứ không hiện diện ở nước họ.


65ff0c5a9e888-c9c26e81873745dba7ee4877ec7595c1-1200x670.jpg.webp


Khoảnh khắc ấy rõ ràng tái hiện lại thời điểm những người Trung Quốc độ tuổi Gen X cuối 80 đầu 90 trưởng thành và được tiếp cận một mạng internet chưa có “vạn lý trường thành ảo” như bây giờ. Từ năm 2009, Bắc Kinh đã chặn hết những ứng dụng mạng xã hội phổ biến của phương Tây, từ Facebook tới Twitter, từ Instagram tới YouTube… Giờ trên những chatroom của Xiaohongshu, người Trung Quốc và người Mỹ luyện tiếng Anh cùng nhau.

Khalil Bowens, 25 tuổi, nhiếp ảnh gia kiêm người sáng tạo nội dung sống ở Los Angeles chia sẻ: “Tôi có cảm giác đây là lần đầu tiên rất nhiều người Mỹ được tương tác trực tiếp với người Trung Quốc. Cái cảnh hai cộng đồng tưởng chừng trái ngược đến tuyệt đối, kết nối lại với nhau, thực sự rất đẹp.”

Một người dùng Trung Quốc sống ở tỉnh Quảng Đông thì so sánh khoảng thời gian này với “địa đàng ảo”. Nhưng vài người khác, kinh nghiệm và dè dặt hơn, thì cho rằng điều đó chưa chắc đã tồn tại được lâu.

Theo The Wall Street Journal



Source link

Từ khoá:

Bài viết liên quan Clip cho bé