Vì sao máy bay ném bom siêu thanh không còn được ưa chuộng?

Trong thập niên 1970, mỗi chiếc B-1 đã có giá tới 300 triệu USD và tới thập niên 1990, giá một chiếc B-2 tăng vọt thành 1,16 tỷ USD (1998) do được trang bị công nghệ tàng hình cùng hệ thống điện tử hàng không mới. Ngay B-21 được coi là “rẻ” cũng tốn 692 triệu USD/chiếc.

Tên lửa tầm xa


Để tránh lọt vào tầm với của hệ thống phòng không, máy bay ném bom chiến lược ngày nay phải có khả năng phóng tên lửa từ xa. Chẳng hạn chiếc B-2 thường đem theo 24 tên lửa không đối đất AGM-158 JASSM, có thể nhắm vào mục tiêu ở xa 370 km. Hoặc B-52 có thể chở tên lửa hành trình AGM-86 ALCM với tầm bắn 2.400 km.

Tên lửa siêu vượt âm (trên Mach 5) là bước tiến tiếp theo, mà nổi bật là tên lửa đạn đạo Kinzhal. Nó đạt tốc độ Mach 10 với phạm vi bay 2.000 km, có thể được phóng từ máy bay Tu-22M3. Khi được trang bị, tên lửa siêu vượt âm sẽ xóa nhòa hơn nữa tốc độ của oanh tạc cơ, khiến việc bay ở mức cận âm cũng không còn quá cần với chúng nữa.


ten-lua-kinzhal.jpg



Tên lửa Kinzhal.

Sau tốc độ siêu thanh thì buồng lái hẳn là thứ sẽ bị loại bỏ tiếp theo. Nhưng trước mắt người ta vẫn cần một giải pháp trung gian, mà chiếc B-21 được thiết kế cho hoạt động có người lái lẫn không người lái là một minh chứng.



Source link

Từ khoá:

Bài viết liên quan Clip cho bé