Trump muốn đánh thuế cao đối với chip sản xuất tại Đài Loan

Tổng thống Trump đã vừa công bố kế hoạch áp thuế cao đối với chip nhập khẩu nhằm khuyến khích các công ty dời hoạt động sản xuất về Hoa Kỳ. Việc áp thuế cao có thể giúp giảm sự phụ thuộc của các công ty Mỹ vào Đài Loan nói chung và TSMC nói riêng nhưng việc xây dựng một nhà máy sản xuất bán dẫn (fab) sẽ mất nhiều năm để hoàn thiện và vận hành đạt sản lượng, vậy nên hiệu quả của việc di dời dây chuyền sản xuất về Mỹ sẽ chưa thể sớm xuất hiện.

Trong một Hội nghị Cộng hòa, Trump tuyên bố: “Trong tương lai rất gần, chúng ta sẽ áp thuế đối với những con chip máy tính, sản phẩm bán dẫn và dược phẩm sản xuất tại nước ngoài để đưa loại hàng hóa thiết yếu này trở lại Hoa Kỳ. Họ (các công ty sản xuất) đã rời bỏ chúng ta và đến Đài Loan; chúng ta cần họ quay trở lại. Chúng ta không muốn trao cho họ tàng tỉ đô la như chương trình lố bịch mà Biden đang làm. Họ đã có hàng tỉ đô […] Họ không cần tiền. Thứ họ cần là một sự khích lệ. Và sự khích lệ ở đây sẽ là họ sẽ không muốn trả thêm 25%, 50% hay thậm chí 100% thuế.”


TSMC factory Taiwan.jpg



Tổng thống Trump cũng đã chỉ trích các công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ như Apple, AMD, Broadcom, Nvidia và Qualcomm khi sản xuất vi xử lý tại TSMC, Đài Loan. Ông nhấn mạnh rằng các mức thuế được đề xuất có thể khiến các công ty không còn lựa chọn nào khác mà phải quay lại đầu tư vào các cơ sở sản xuất trong nước để tránh gánh thuế cao. Ông cũng lập luận rằng các khoản tài trợ của chính phủ như đạo luật CHIPS Act là không cần thiết và phản tác dụng, các công ty nên sử dụng tài nguyên của riêng mình để xây dựng các nhà máy sản xuất thay vì dựa vào nguồn tài trợ công.

Tuy nhiên, không dễ để xây dựng một nhà máy fab, chi phí cho một nhà máy fab tiên tiến hiện tại rơi vào khoản hàng chục tỉ đô và sẽ mất nhiều năm để xây dựng và vận hành đạt sản lượng theo yêu cầu. Như nhà máy của TSMC tại Arizona, nhà máy này được khởi công xây dựng từ năm 2020 nhưng hoạt động hành lang đã bắt đầu từ năm 2013. Đến hiện tại nhà máy này đã bắt đầu hoạt động, những con chip tiến trình 4nm lần đầu tiên được sản xuất trên đất Mỹ và TSMC kỳ vọng sẽ bắt đầu sản xuất số lượng lớn trong năm nay. Tuy nhiên, sẽ phải mất thêm nhiều năm nữa để nhà máy này có thể sản xuất chip trên tiến trình cận 2nm tiên tiến.

Giả sử chính quyền Trump áp thuế đối với ASIC, CPU, GPU và các loại chip khác được sản xuất tại Đài Loan trong vài tuần tới thì điều này sẽ khiến máy tính cá nhân, máy chủ, điện thoại và nhiều loại thiết bị điện tử khác trở nên đắt đỏ hơn. Người dân và doanh nghiệp Mỹ sẽ bị ảnh hưởng, công nghệ sẽ không thể phục vụ tốt cho nền kinh tế Mỹ. Để tránh điều này, chính phủ sẽ cần đặt ra các miễn trừ, chẳng hạn như chính sách miễn thuế đối với card đồ họa, bo mạch chủ và SSD nhập khẩu từ Trung Quốc vừa được gia hạn thêm 1 năm bởi những khó khăn khi tìm kiếm nguồn thay thế.


TSMC factory Arizona.jpg



Đài Loan và châu Á hiện là trung tâm sản xuất chip lớn nhất thế giới, đảm nhận hơn 80% sản phẩm bán dẫn bán ra toàn cầu. TSMC của Đài Loan là nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới và 70% doanh thu của TSMC đến từ các công ty có trụ sở tại Mỹ.

Không chỉ TSMC của Đài Loan, các công ty Hàn Quốc cũng có thể bị ảnh hưởng nếu chính sách thuế mới áp dụng cho cả chip nhớ NAND và DRAM. Samsung và SK Hynix của Hàn Quốc cùng nhau thống trị ở cả 2 thị trường NAND và DRAM, chỉ có 1 công ty Mỹ chiếm thị phần đáng kể là Micron với 21% ở thị trường DRAM.

Thuế và miễn trừ có thể tạo ra đòn bẩy để khiến các công ty công nghệ lớn của Mỹ chuyển sang đầu tư trong nước, từ đó chip có thể được sản xuất nội địa ở một tỷ lệ đáng kể. Tuy nhiên chip sản xuất tại Mỹ khả năng sẽ đắt hơn chip làm tại Đài Loan.

Tom’s Hardware; Reuters



Source link

Từ khoá:

Bài viết liên quan Thể thao