Tác giả chính của nghiên cứu, Souvik Sen, cho biết: “Theo một báo cáo sức khỏe toàn cầu gần đây, các vấn đề về răng miệng như sâu răng và bệnh nướu răng không được điều trị đã ảnh hưởng đến 3,5 tỷ người vào năm 2022, trở thành một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất mà mọi người gặp phải. Việc dùng chỉ nha khoa, đánh răng và đi khám nha sĩ định kỳ có tác động lớn đến việc giảm nguy cơ đột quỵ do cục máu đông cản trở lưu thông máu trong não.”
Các nhà nghiên cứu cho rằng tất cả bắt nguồn tình trạng viêm răng, nhiễm trùng khoang miệng. Bệnh nướu răng cũng có thể gây ra các rối loạn tim và não. Vì thế, dùng chỉ nha khoa có thể giúp người dùng kiểm soát những rủi ro đó và thúc đẩy các thói quen lành mạnh khác.
Mặt khác, nhiều người bày tỏ rằng việc chăm sóc răng miệng rất tốn kém. Dùng chỉ nha khoa là một thói quen lành mạnh dễ áp dụng, với giá cả phải chăng và phù hợp với hầu hết mọi người.
Nghiên cứu trên bắt đầu thực hiện vào năm 1987, dựa trên 6000 đối tượng không mắc bệnh tim, ghép tạng, cấy ghép van tim, chưa trải qua cuộc phẫu thuật lớn. Những người tham gia được hỏi về tình trạng của họ liên quan đến huyết áp cao, tiểu đường, cholesterol cao, hút thuốc, chỉ số cơ thể, giáo dục, tần suất khám nha sĩ,… Kết quả là, trong số 4.092 người có thói quen dùng chỉ nha khoa, chưa ai bị đột quỵ và trong số 4.050 người này, không ai mắc chứng rung tâm nhĩ (AFib).
AFib là tình trạng rối loạn nhịp tim, khi các buồng phía trên của tim (tâm nhĩ) đập không đều và nhanh, ảnh hưởng đến hiệu quả bơm máu, có thể dẫn đến đột quỵ, suy tim hoặc các biến chứng tim mạch khác. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ dự đoán, hơn 12 triệu người Mỹ sẽ mắc AFib vào năm 2030.
Theo Scitech Daily