Máy bay thương mại có thể hạ cánh trên mặt băng không?

Trước tiên, phi công cần theo dõi kỹ điều kiện thời tiết trên đường băng chẳng hạn nhiệt độ, sức gió, lượng mưa và tầm nhìn để quyết định coi có an toàn để hạ cánh không. Trước khi cất cánh, người ta cần khử băng bám trên máy bay (nếu có) để tránh ảnh hưởng tới hiệu suất.

Tình trạng đường băng cần được biết rõ để biết hướng xử trí phù hợp. Có thể dùng xe cào để dọn bớt tuyết khỏi đường băng và xử lý bằng một số chất như glycol hoặc kali axetat để giảm trơn trượt. Bề mặt lớp băng không chỉ cần đủ cứng mà còn phải dày ít nhất 1,5-2 mét để tránh bị nứt vỡ.

Trong chuyến bay, phi công vẫn phải giữ liên lạc với kiểm soát không lưu và đội mặt đất để coi tình hình đường băng có gì thay đổi không.

Trên mặt băng trơn trượt, máy bay rất khó giảm tốc hiệu quả nên trước khi hạ cánh, phi công phải điều chỉnh tốc độ tiếp cận để đảm bảo nó dừng lại kịp, nhất là trên đường băng ngắn. Lúc đáp xuống, họ cần cố gắng tiếp đất tại một điểm được canh sao cho đủ khoảng cách để lăn bánh và dừng lại; đồng thời cần dùng tới phanh chống trượt tự động để giảm tốc. Nhìn chung độ dài đường băng cần dài hơn mức máy bay yêu cầu.

Việc hạ cánh trên băng chỉ mới được thực hiện cách đây gần 80 năm với những phi cơ cỡ nhỏ. Năm 1946, chiếc thủy phi cơ PBY Catalina đã hạ cánh trên mặt băng ở Nam Cực. Đến ngày 31/10/1956, chiếc R4D Skytrain cũng của Hải quân Mỹ đã đáp xuống Nam Cực và một năm sau thì đến lượt phi cơ thương mại Boeing 377 lớn hơn cũng làm được điều đó.

Ngày nay thì kích cỡ của các phi cơ có thể đáp xuống mặt băng lớn hơn nhiều. Đáng chú ý nhất là vào tháng 11/2021, một chiếc Airbus A340 chở 23 khách bay từ Nam Phi đã đáp xuống đường băng Wolf’s Fang dài 3 km với lớp băng dày 1,4 km, trở thành máy bay thương mại 4 động cơ đầu tiên hạ cánh xuống Nam Cực.

Tháng 11/2023, một chiếc Boeing 787 Dreamliner của hãng Norse Atlantic Airways đã lần đầu đáp xuống Nam Cực, trên cùng đường băng mà A340 từng hạ cánh 2 năm trước. Tải trọng của 787 rất đáng kể khi chở theo 45 nhà khoa học cùng 12 tấn thiết bị từ Na Uy tới để cung ứng cho trạm nghiên cứu Troll.



Source link

Từ khoá:

Bài viết liên quan Tin công nghệ