Sau đây là các bước bạn cần có để thực hiện một bộ phim ngắn
1. Đừng luôn tin vào những gì bạn nhìn thấy trong kính ngắm. Vì không phải lúc nào những hình ảnh nhìn trong kính ngắm cũng chính xác, vì thế hãy nhớ bạn luôn phải kiểm tra tận mắt va kiểm tra lại những đoạn phim sau mỗi cảnh quay.
Nên nhớ: Mọi người đều có thể quay lại được hình ảnh, nhưng đó không phải là làm phim.
2. Hãy hỏi xem bản bè hoặc người thân có những loại thiết bị máy móc bên dưới không, nếu có thì bạn hãy mượn hoặc thuê chúng, còn nếu không thì bạn sẽ phải tốn rất nhiều tiền cho các thiết bị này.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhờ sự hỗ trợ của mọi người vào dự án mới của bạn.
Hãy tìm hiểu thêm về những ứng dụng của chiếc máy ảnh của bạn như:
Khu vực lấy nét
Cân bằng trắng
Khẩu độ
3. Hãy tìm đọc quyển sách “Filmmaker’s Handbook” của Steven Ascher và Edward Pincus. Nó sẽ giải đáp tất cả những gì bạn cần biết khi làm một bộ phim.
4. Hãy nghĩ xem bạn sẽ làm thể loại phim nào trước khi mở máy lên và viết kịch bản. Đó có thể là phim hư cấu (narrative) hay phim tài liệu (documentary), cũng có thể là phim hài hoặc phim hành động. Bạn có thể tham khảo thêm về kịch bản tại website: Celtx.com
Nếu bạn có kế hoạch làm bộ phim hư cấu, hãy nghĩ về ý tưởng cơ bản của câu chuyện. Bạn có thể tìm thấy ý tưởng cho phim từ những gì bạn đọc được trong cuộc sống hằng ngày, từ những câu chuyện ngắn, trên báo chí, v.v…
5. Phác thảo ý tưởng.
Soạn thảo ra kịch bản của bạn, hãy sử dụng website Celtx; nếu trước đây bạn chưa bao giờ viết kịch bản thì hãy tìm đọc 1 cuốn sách có hướng dẫn viết kịch bản, phát triển nhân vật – kèm theo chương trình Celtx – và đó là tất cả những gì bạn cần.
6. Viết kịch bản:
7. Hãy chú ý những điểm sau đây khi viết kịch bản:
Phát triển nhân vật
Phát triển cốt truyện
Tình tiết gay cấn/ cao trào của phim
Đường dây phát triển nhân vật
8. Vẽ storyboard các phân cảnh trong phim. Với bước này, bạn sẽ quyết định môĩ cảnh quay trong phim là cảnh gì. Ví dụ: toàn cảnh, qua vai, cận cảnh, đặc tả, dolly…
9. Quyết định xem bạn cần gì cho mỗi cảnh quay. Đây gọi là bảng lọc kịch bản.
10. Xác định bổi cảnh của các phân đoạn. Đó sẽ là cảnh ngoại hay cảnh nội?
11. Xác định những máy móc, thiết bị bạn cần dùng.
12. Xác định diễn viên và ekip của đoàn.
13. Xác định đạo cụ, phục trang, v.v… cần dùng
14. Bắt đầu tuyển chọn diễn viên và thành phần đoàn phim. Bạn cần càng nhiều người càng tốt cho đoàn làm phim, nhưng ít nhất thì cần có:
Quay phim
Đạo diễn hình ảnh
Người thu âm
Người phụ trách trang điểm và trang phục
Bộ phận dàn dựng
Nhân viên ánh sáng
Trợ lý sản xuất
15. Công việc hậu cần: cung cấp thức ăn, nước uống cho đoàn phim; lưu giữ những thước phim đã quay.
16. Hoàn thành thời gian quay phim chính (không kể quay lẻ tẻ và những đoạn phụ trợ)
17. Thực hiện giai đoạn hậu kỳ cho phim.
Với kỹ năng biên tập phim tốt, bạn sẽ chỉ cần một chương trình miễn phí và chiếc máy tính là có thể làm được những bộ phim tuyệt vời. Chính vì thế, đừng nghĩ rằng cần phải có những chương trình đắt tiền mới làm được điều này.
18. Hãy cho người thân hoặc bạn bè xem bộ phim, hoặc là đưa nó lên You Tube.
Nếu bạn nghiêm túc về việc làm phim, hãy đem bộ phim đến những liên hoan phim hay gửi nó đến các hãng phim. Nên nhớ càng gây được nhiều sự chú ý thì bạn sẽ cảng thành công hơn trong việc làm phim ngắn về sau. Và nên nhớ, mọi người đều phải bắt đầu từ nơi nào đó.
Chúc bạn may mắn, và hãy nhớ luật lệ quan trong nhất của việc làm phim.
Chúc bạn thành công.
Source link