Đài Loan kêu gọi Trump cân nhắc quan hệ ‘đôi bên cùng có lợi’ về sản xuất chip

Đảo quốc đang đứng đầu thế giới về công nghệ bán dẫn mong chính phủ Mỹ đương nhiệm xem xét kỹ chuyện đánh thuế nhập khẩu.

Trả lời với trang Reuster, bộ trưởng kinh tế Đài Loan cho biết: “Ngành bán dẫn và các ngành công nghiệp công nghệ cao khác giữa Mỹ và Đài Loan có tính bù khuyết hỗ trợ cao cho nhau. Đặc biệt là mô hình Mỹ thiết kế, Đài Loan gia công, vốn tạo ra một mô hình kinh doanh có lợi cho cả công nghiệp Mỹ lẫn Đài Loan”. Đây là hồi đáp của đảo quốc bên kia đại dương sau khi tổng thống thứ 47 của Mỹ thể hiện quan điểm “sưu cao thuế nặng” trong cuộc họp với đảng Cộng Hoà hồi đầu tuần này.

Đại diện chính quyền Đài Loan cam kết “sẽ luôn quan tâm tới các chính sách tương lai của Mỹ và sẽ giữ quan hệ hợp tác sâu sát giữa 2 bên nhằm đảm bảo nền công nghiệp cũng như lợi ích quốc gia giữa Mỹ và Đài Loan có thể phát triển theo hướng lợi ích chung để đối mặt với các thách thức trên toàn cầu”.

Thống kê hàng hoá xuất khẩu & nhập khẩu từ Mỹ và sang Đài Loan tính tới 2023. Nguồn: Statista

Hiểu theo ngôn ngữ ngoại giao, thì phát biểu này của phía Đài Loan nhằm kêu gọi chính quyền Trump xem mình là đối tác, chứ không phải đối thủ hay kẻ đã lấy đi bao nhiêu tiền của dân Mỹ. Được biết thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Đài Loan đã tăng đáng kể trong 2024, cao hơn 2023 tới 83%. Trong năm ngoái, Mỹ đã chi 111.4 tỷ USD để nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao từ Đài Loan. Tất nhiên chúng ta đều hiểu đấy là các sản phẩm gì và công ty nào có liên quan.

Nhưng có một vấn đề mà Trump không tính đến là không phải các công ty Mỹ không muốn sản xuất chip ở quê nhà. Intel là công ty duy nhất hiện nay ở lục địa Bắc Mỹ có năng lực sản xuất chip tiên tiến. Nhưng doanh nghiệp này còn đang chật vật trong việc đuổi kịp TSMC cũng như tăng cường hiệu suất sản lượng. Yêu cầu các công ty khác như Apple, Qualcomm, Broadcom… đặt hàng Intel sản xuất chip sẽ đòi hỏi một chiến lược dài hạn. Cân nhắc không kỹ và chọn sai đối tác gia công có thể là bản án “tử” cho bất kỳ hãng chip nào vì thương trường là chiến trường.

Ở đây còn một thông số khác là nhà máy của TSMC ở Arizona. Một chi tiết cần nói là TSMC đã lên kế hoạch xây dựng nhà máy từ 2020, lúc Trump còn đang làm nhiệm kỳ đầu tiên, với kinh phí bỏ ra tới 12 tỷ USD. Việc này diễn ra trước khi đạo luật CHIPS Act có hiệu lực. Qua nhiệm kỳ của Biden, TSMC quyết định xây thêm 2 nhà máy nữa nâng tổng kinh phí lên 65 tỷ USD. Song đầu tư lắp đặt trang thiết bị đòi hỏi nhiều thời gian chứ không phải là chuyện sớm chiều. Nhà máy hiện tại của TSMC ở Mỹ chỉ có công nghệ 4 nm đi sau các tổ hợp ở Đài Loan.

Nếu các công ty Mỹ muốn thuê fab này để sản xuất chip, họ phải xác định sản phẩm từ đây ra sẽ dùng công nghệ “cùi” hơn so với đối thủ nếu chúng được làm bên kia đại dương. Do đó bài toán “chọn đối tác gia công” sẽ lại tiếp tục làm đau đầu các hãng trên. Trừ phi họ có chiến lược chiplet “uyển chuyển” như AMD, còn lại sẽ rất khó để cân bằng giữa “chất lượng” vs. “sản xuất nội địa”. Hoặc một khả năng khác là các công ty buộc phải có 2 sản phẩm – 1 bán quốc tế, 1 bán riêng ở Mỹ. Nhưng sẽ rất tấu hài nếu sản phẩm Mỹ yếu hơn bản quốc tế dù giá bán lẻ (đã kèm thuế) dù giá thành tương đương nhau.

Quay lại phía Trump, đây không phải là lần đầu tiên người đàn ông này “doạ thuế” với quốc gia khác. Theo motif “cây gậy và củ cà rốt” thì những gì Trump phát biểu trong cuộc họp đầu tuần chưa hẳn đã là ý đồ chính. Vấn đề chủ chốt nằm ở thặng dư thương mại Mỹ – Đài Loan đang quá nghiêng về phía đảo quốc. Giả dụ Đài Loan đồng ý mua hoặc nhập khẩu những sản phẩm khác chỉ được sản xuất tại Mỹ như vũ khí thì… Nhường các bạn bình loạn 😃



Source link

Từ khoá:

Bài viết liên quan Thể thao