Cương lĩnh tăng trưởng xe điện ở Mỹ bị tổng thống Trump hủy bỏ, tác động sẽ là gì?

Vì sao không cản được xu hướng xe điện?


Lý do đầu tiên là đơn giản nhất, các tập đoàn như Ford, GM hay Stellantis ở Mỹ đều đã đổ hàng tỷ USD cho kế hoạch dài hạn sản xuất ô tô điện. Thêm nữa, ngành xe hơi Mỹ cũng đang phải đối mặt với những áp lực khủng khiếp khi họ phải cạnh tranh với những nhà sản xuất xe điện khác trên toàn thế giới, chẳng hạn như từ Trung Quốc, những cái tên đã có kế hoạch và đã bắt đầu thương mại hóa xe điện một cách nghiêm túc.

Phó chủ tịch Prasad của Trung tâm Nghiên cứu Xe hơi nói rằng: “Nhiệm kỳ tổng thống chỉ có 4 năm thôi. Còn những dự án nhà máy lắp ráp ô tô điện là thành quả của những khoản đầu tư kéo dài 20 đến 30 năm. Khi xây dựng nhà máy, không phải muốn là dẹp đi được.” Vậy nên, dự đoán của các nhà phân tích thị trường, hay của chính phó chủ tịch Prasad, là sắc lệnh mới của tổng thống Trump sẽ chỉ tạo ra những thay đổi ở tầm ngắn hạn, từ nay tới hết thập niên 2020, cho tới những năm đầu thập niên 2030.


-1x-1.webp


Một trong những tác động có thể xảy ra, là các hãng xe sẽ ra mắt những mẫu xe hybrid kết hợp cả động cơ xăng lẫn động cơ điện, hoặc những chiếc xe điện nhưng sở hữu extender dùng nhiên liệu hóa thạch để tăng tầm vận hành của hệ thống pin xe điện… Nói cách khác, quá trình chuyển dịch giờ sẽ là những quyết định dễ dàng hơn cả về mặt sản phẩm kinh doanh lẫn chi phí kinh doanh của các tập đoàn.

Còn trong khi đó, tại những bang như Tennessee, Georgia hay Kentucky bên Mỹ, những nhà máy và dây chuyền sản xuất xe điện cũng như phụ trợ cho ngành xe điện đang xuất hiện và bắt đầu vận hành. Khả năng rất cao là chính quyền cũng như chính trị gia của các tiêu bang sẽ phản đối quyết định ngừng hỗ trợ đầu tư cho những nhà máy ấy, thứ vừa củng cố tình hình kinh tế của bang, vừa tạo ra hàng chục nghìn việc làm tại bang của họ.


Toyota-Motor-North-America-EV-Production-to-KY-(1).webp


Các chuyên gia trong ngành thì lại đưa ra quan điểm có phần dè dặt và lo ngại hơn. Chưa rõ những quy định trong sắc lệnh mới do ông Trump phê duyệt có giúp được gì cho thị trường lao động trong ngành xe hơi Mỹ hay không. Nhiều thập kỷ qua, tỷ lệ outsource ngành xe hơi Mỹ càng lúc càng cao, khi các tập đoàn chuyển dịch sang sản xuất ở những quốc gia nơi chi phí lao động rẻ hơn. Tổng số việc làm phục vụ ngành xe điện ở Mỹ chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cả ngành xe hơi.

Xe điện có khiến công nhân thất nghiệp?


Tại sao ông Trump lại nghĩ rằng, chấm dứt mục tiêu tăng trưởng thị phần và doanh số xe điện bán ra tại Mỹ sẽ giúp ích cho thị trường lao động trong ngành xe hơi? Nó đến từ một thực tế của những chiếc ô tô điện, chúng đều sở hữu ít phụ tùng và cần ít công nhân lắp ráp hơn những chiếc xe hơi động cơ xăng. Một bản báo cáo năm 2024 của think tank America First Policy Institute đưa ra quan điểm cho rằng, sắc lệnh được ông Biden phê duyệt năm 2021, đặt ra nền móng cho mục tiêu năm 2030, có thể sẽ khiến 200 nghìn công nhân trong ngành xe hơi Mỹ bị mất việc.

Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong cương lĩnh tranh cử của ông Trump vào giữa năm ngoái. Trên đường đi gặp các cử tri tại nhiều bang, ông Trump đã có nhiều thông điệp gửi tới một bộ phận cử tri vô cùng quan trọng ở bang Michigan, đó chính là những công nhân ngành xe hơi. Trên sân khấu, ông khẳng định rằng “chiến lược chuyển dịch sang xe điện của ông Biden đang bóp nghẹt tầng lớp lao động bang Michigan.”


Ribbon-Cutting-1.jpg


Tuy nhiên, các nhà phân tích trong ngành khẳng định, vì xe điện cần ngành công nghiệp phụ trợ quy mô lớn hơn, nên chưa chắc quá trình chuyển dịch sang sản xuất xe điện sẽ cần ít nhân công hơn so với các dây chuyền sản xuất xe xăng hay nhiên liệu hóa thạch nói chung. Dẫn lời phó chủ tịch Prasad: “Hoàn toàn không có nguy cơ tăng tỷ lệ thất nghiệp khi chuyển dịch sang sản xuất xe điện. Đúng là nếu nhìn ở góc nhìn cực kỳ ngắn, thì mỗi dây chuyền lắp ráp xe điện cần ít nhân viên hơn. Nhưng nếu nhìn rộng ra, nhìn vào cả những dây chuyền sản xuất pin, sản xuất cell của từng hệ thống pin, thì cơ hội việc làm là rất lớn.”

Đồng tình với quan điểm này là nhà phân tích thị trường thuộc Bank of America, John Murphy. Nhưng anh cho biết thêm: “Nếu quá trình chuyển dịch từ sản xuất xe xăng sang xe điện chậm lại, thì nguy cơ đối với thị trường việc làm sẽ tăng đáng kể và ngay lập tức. Hiện tại thì sắc lệnh sẽ giúp ích cho người dân lao động Mỹ, vì họ còn đang làm ở những dây chuyền lắp ráp xe xăng. Nhưng 10 năm nữa, khi xe điện thay thế được xe xăng, nếu nước Mỹ không có những khoản đầu tư phù hợp, thì cả ngành lắp ráp lẫn thị trường lao động sẽ bị ảnh hưởng lớn.”

Nhu cầu đất hiếm và nguyên liệu cho xe điện Mỹ sẽ không giảm


Khi các tập đoàn xe hơi Mỹ có những động thái chậm lại trong việc chuyển dịch sang sản xuất và kinh doanh chủ yếu ô tô điện, nhu cầu những loại đất hiếm quan trọng, hay lithium, thứ không thể thiếu trong những hệ thống hàng nghìn cell pin phục vụ xe điện sẽ tạm thời giảm. Nhưng cả ngành khai thác và tinh luyện đất hiếm phục vụ sản xuất pin xe điện nói riêng và thiết bị công nghệ toàn cầu nói chung sẽ không bị ảnh hưởng.

Lý do là vì, ngoài nước Mỹ (hiện là thị trường ô tô lớn thứ nhì thế giới), thì ở phần còn lại, bao gồm cả thị trường lớn nhất là Trung Quốc, nhu cầu ô tô điện vẫn cứ tăng trưởng đều đặn, tăng mạnh là đằng khác, nhờ vào những chính sách và hỗ trợ của chính phủ các quốc gia để thực hiện chuyển đổi giao thông xanh.


U3QJBSGX25JLPKBXVJWGAFAIBM.jpg


Gần như ngay lập tức, sau khi sắc lệnh mới được ông Trump phê duyệt, cổ phiếu vài doanh nghiệp khai thác đất hiếm của Úc, Trung Quốc và Mỹ, một vài doanh nghiệp xe hơi Nhật Bản hay các nhà sản xuất pin của Hàn Quốc đã tụt dốc. Các nhà phân tích thị trường cho rằng, đây chỉ là tác động ngắn hạn mang tính phản ứng trước động thái mới của chính quyền Mỹ. Còn các tập đoàn kể trên sẽ tìm ra những thị trường khác vẫn còn đang có nhu cầu để bù đắp cho doanh thu bị thâm hụt do tác động từ sắc lệnh mới của ông Trump.

Nhà phân tích thị trường Glyn Lawcock của ngân hàng đầu tư Úc Barrenjoey cho rằng: “Cứ mỗi lần có quy định rút những khoản hỗ trợ để kích thích thị trường, ngay lập tức nhu cầu thị trường sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Nhưng rồi nhu cầu vẫn sẽ tăng trưởng, ngay cả khi xét riêng tại thị trường Mỹ, nhu cầu xe điện sẽ giảm trong suốt quãng thời gian ông Trump tại vị.”

Xét trên quy mô toàn cầu, hầu hết nhu cầu ô tô điện đều nằm ở thị trường Trung Quốc, với 11 triệu xe bán ra, tương đương 65% thị phần ô tô điện toàn thế giới. Con số này của thị trường Bắc Mỹ chỉ là 10%, theo ước tính của Liontown Resources, nhà sản xuất lithium của Úc. Còn trong khi đó, phần còn lại của cả thế giới đang đạt tăng trưởng doanh số xe điện bán ra thị trường tăng 27% so với cùng kỳ 2023, đạt 1.3 triệu chiếc.


MXX5ZK4ZHFIZXDB32HX222DIAQ.jpg


Những hãng xe điện Trung Quốc đang rất cần tăng trưởng doanh số cũng như nhu cầu ô tô trên toàn thế giới, đơn giản vì vài tháng trước khi rời Nhà Trắng, tổng thống Joe Biden đã ký sắc lệnh áp 100% thuế nhập khẩu đối với những chiếc ô tô điện từ Trung Quốc.

Và nếu không sản xuất pin xe điện, thì các hãng vẫn sẽ cần nguồn cung đất hiếm hay lithium để sản xuất những hệ thống pin lưu trữ năng lượng cho những hệ thống điện sạch, từ điện gió đến điện mặt trời. Rồi đương nhiên, nhu cầu đất hiếm sản xuất máy chủ hay thiết bị công nghệ tiêu dùng vẫn sẽ rất cao, xét riêng tại Mỹ.

Tổng hợp từ các nguồn: Car and Driver, Washington Post, Reuters



Source link

Từ khoá:

Bài viết liên quan Thể thao